[20+] GỢI Ý MẪU TRẦN THẠCH CAO ĐẸP VÀ SANG TRỌNG.

Ngày nay, những mẫu trần thạch cao đẹp cho nhà phố đang được ưa chuộng, ứng dụng rộng rãi bởi nhiều tiện ích mang lại cho chủ đầu tư. Với ưu điểm linh hoạt, dễ tạo hình, hệ trần thạch cao chìm luôn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cầu kỳ nhất của gia chủ. Dù đó là phong cách cổ điển, hiện đại hay sang trọng vừa đủ để nhấn nhá phong cách riêng gia chủ muốn đạt đến.

Contents

1. Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm được chia làm 2 loại: trần thạch cao giật cấp và trần thạch cao phẳng. Là hệ trần có hệ thống khung xương được che kín, cấu tạo từ khung xương trần chìm và tấm thạch cao, bạn sẽ không nhìn thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông bình được được sơn tô đẹp mắt.

  • Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp được chia làm hai loại là trần thạch cao giật cấp kín và hở. Trong đó, phổ biến và có giá trị thẩm mỹ cao hơn là trần thạch cao giật cấp hở hay còn gọi là trần giật cấp dạ đèn, thiết kế dạng này tạo luồng ánh sáng hắt từ bên trong tỏa ra ngoài một cách độc đáo.

         Trần thạch cao giật cấp kín

Trần giật cấp kín là loại trần có bề mặt được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, thông thường từ 2-3 lớp. Các lớp được thi công kín, không tạo ra các khe hở. Nó còn được gọi là trần thạch cao giật cấp liền. Loại trần này có tính thẩm mỹ cao, thường được tạo thành nhiều hình khối, mẫu mã khác nhau để tăng vẻ đẹp cho trần nhà. Trần nhà sẽ có cảm giác sâu hơn, thông thoáng hơn.  tuy nhiên, điểm hạn chế của mẫu trần giật cấp kín là không thể thiết kế được đèn điện hắt vào.

          Trần thạch cao giật cấp hở

Trần giật cấp hở hay còn có một tên gọi khác là trần giật cấp dạ đèn, thiết kế trần theo phong cách này sẽ giúp cho hệ thống trần tạo hiệu ứng ánh sáng từ bên trong hắt ra bên ngoài rất đẹp. Trần giật cấp hở theo 2 hay 3 cấp tùy thuộc vào nhu cầu của chủ nhà.  Với kiểu mẫu này, bạn có thể ứng dụng cho tất cả các gian phòng như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp.

Trần này đa dạng về kiểu dáng từ khung vuông, chữ nhật đến khung tròn, kết hợp với đèn led giúp phòng khách trở nên sang trọng hơn.

 

         Trần thạch cao nối liền tường phá cách.

Trần nhà phá cách với kiểu giật cấp hở sắc đen, đèn âm trần sắc trắng không những giúp chiếu sáng mà còn tạo điểm nhấn, trang trí cho phòng ngủ làm cho không gian phòng tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng ấm áp, tạo phong cách hiện đại của gia chủ.

Mẫu trần thạch cao sơn giả bê tông kết hợp line và hiệu ứng đèn đang là thiết kế làm mưa làm gió cho các tín đồ trẻ. Thiết kế này phù hợp với gia chủ có tính cách năng động, mạnh mẽ và hơi phá cách.

  • Trần thạch cao phẳng

Trong tất cả các loại trần thạch cao, trần thạch cao phẳng là cách thiết kế đơn giản nhất, dễ thi công và đặc biệt phù hợp với không gian nhà ống. Nó giúp cung cấp ánh sáng đều cho toàn bộ không gian ngôi nhà.

Ưu điểm lớn nhất của loại trần này là tính linh động, dễ tháo lắp, thi công nhanh gọn mà không ảnh hưởng tới cấu trúc trần căn hộ cũng như hệ thống dầm chung của cả tòa nhà.

Trần thạch cao phẳng vốn ít được sử dụng vì được cho là đơn điệu không đặc sắc.

2. Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thả được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay nhũng đường dây điện, ống nước,.. dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà.

Trần nổi được thi công bằng cách thả từ trên xuống những tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình ( khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới che nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dáng chỉ trang trí).

Trần thả được cấu tạo bởi các tấm thạch cao phủ nhựa trắng, kích thước 600 x 600mm hoặc 600 x 1200mm, nhờ các đặc tính ưu việt của các tấm thạch cao mà trần nổi rất phù hợp để làm trần nhà cho thiết kế nội thất chung cư, văn phòng, siêu thị, trung tâm tương mại hay nhà ga..

Tuy nhiên, loại trần này lại không mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế, hạn chế khả năng trang trí hoa văn hay thiết kế theo mong muốn so với loại trần chìm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về phân loại các loại trần thạch cao. Qua đó có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện gia đình. Mọi thông tin liên quan cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng truy cập trực tiếp website mhdekor.vn hoặc điện thoại trực tiếp vào đường dây nóng 09.3408.4408 để được tư vấn cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm: ”Trẻ hóa” không gian sống bằng cây xanh.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *